Sponsors

  • Công ty TNHH Giấy & Bao bì Hà Nội
  • Thông tin kinh tế trong nước và quốc tế
    www.tinhkinhte.com

Người học lái xe

Văn bản tham chiếu:

- Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGTVT hợp nhất Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT với các thông tư sửa đổi bổ sung gồm: Thông tư 38/2013/TT-BGTVT, Thông tư 48/2014/TT-BGTVT, Thông tư 67/2014/TT-BGTVT, Thông tư 87/2014/TT-BGTVT, Thông tư số 30/2015/TT-BGTVT.

- Phụ lục biểu mẫu kèm theo Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGTVT:Tải về Phụ lục Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGTVT

Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGTVT - Phần II - Chương I - Mục 2 quy định về người học lái xe như sau:

Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2.4 Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

3.5 (được bãi bỏ).

4.6 Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

a) B1 lên B2: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, D, E lên hạng F tương ứng: thời gian hành nghề 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

c) C, D, E lên FC: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

5. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Điều 9. Hình thức đào tạo

1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo; được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký đào tạo tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; đối với hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo.

2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo theo quy định.

Điều 10. Hồ sơ của người học lái xe

1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư này;

b) Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:

a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

c) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

d) Bản sao chụp giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe).

Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Ads

* Tư vấn pháp luật miễn phí

* Thành lập công ty

* Thay đổi Đăng ký kinh doanh

* Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Government

Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Sponsors
    Tin pháp luật